Nguyên nhân và dấu hiệu đau bụng sau sinh chị em nên biết

Đau bụng sau sinh là hiện tượng nhiều chị em gặp phải trong tháng đầu kiêng cữ. Để biết thêm thông tin chi tiết về nguyên nhân và dấu hiệu đau bụng sau sinh cũng như giải pháp điều trị, NgonZ mời bạn tham khảo những thông tin sau.

Nguyên nhân và dấu hiệu đau bụng sau sinh

1. Dấu hiệu đau bụng sau sinh

Thông thường, sau khi sinh nở, người mẹ bước vào thời kì hậu sản kéo dài khoảng 6 tuần, trong khoảng thời gian này tử cung sẽ thu hồi nhỏ dần dần trở lại với kích thước ban đầu, cơn đau bụng trong những ngày này là do tử vung co bóp, đau nhất là khi cho con bú. Ngoài ra, chị em cũng có thể dễ bị táo bón sau sinh do giảm nhu động ruột…Chính vì vậy đau bụng sau sinh 2 tháng cũng có thể là do triệu chứng co bóp tử cung.

Rất nhiều sản phụ gặp phải triệu chứng đau bụng sau sinh

Sau khi sinh, sản phụ bị đau bụng dưới được gọi là đau bụng sau sinh, thuật ngữ Đông y gọi là Nhi chẩm thống.Triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh căng thẳng; ác lộ ( tức sản dịch ) không xuống, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do huyết ứ tắc trở và hàn gây nên. Tuy nhiên cũng có trường hợp do mất máu quá nhiều, tử cung mất tư dưỡng mà biểu hiện là đau âm ỉ trống không, sản dịch màu vàng nhạt cũng khiến sản phụ đau bụng dữ dội.

2. Những nguyên nhân dễ khiến mẹ đau bụng sau sinh

Đôi khi, hiện tượng đau bụng sau sinh còn có thể là do những nguyên nhân khác nữa, cần phải cẩn trọng hơn.

Bệnh trĩ

Đa số phụ nữ sau sinh bị trĩ (hậu môn sưng), đó là kết quả của việc sinh đẻ tự nhiên (đẻ thường). Nó thường xảy ra ngay sau khi sinh, tùy vào mỗi người sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Hãy cố gắng thay đổi chế độ ăn uống để giảm bớt những khó chịu từ bệnh này.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng sau sinh

 Đau bụng kinh

Một số người phụ nữ hay bị đau bụng vào ngày xảy ra kinh nguyệt, nó khá phổ biến và sẽ dần tự biến mất khi qua những ngày đó.

Để giảm bớt các cơn đau, hãy nghỉ ngơi, chườm đá, mát xa hoặc uống trà thảo dược như gừng, mật ong, chanh, quế,…

Cắt tầng sinh môn

Đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) có thể bị rách hoặc cắt bớt trong quá trình sinh đẻ tự nhiên. Những cơn đau này hay xuất hiện khi bạn ho, hắt hơi, ngồi hoặc đi bộ.

Nhiễm trùng

Đây là một vấn đề rất đáng ngại và dễ xảy ra ở cả sinh thường lẫn sinh mổ. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở nhiều bộ phận, gây viêm nhiễm và lan rộng ra xung quanh.

Nguyên nhân có thể do dụng cụ y tế được dùng trong quá trình sinh hoặc do các bà mẹ vệ sinh không sạch sẽ hàng ngày sau sinh.

Nhiễm trùng à một nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị đau bụng sau sinh

Nếu người mẹ bị đau bụng nặng hoặc quá 3 tháng sau khi sinh và có những dấu hiệu khác kèm theo thì rất có thể là bị nhiễm trùng sau sinh. Vấn đề này không phải bình thường và phải được điều trị sớm.

Các nhiễm trùng thường gặp là: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm bể thận,…

Ngoài những nguyên nhân trên, các bà mẹ bị đau bụng còn thể do các nguyên nhân khác như : viêm ruột thừa, rối loạn tiêu hóa, u nang buồng trứng,…

Một số bài thuốc dân gian thường dùng để trị đau bụng sau sinh

Cách 1 : đơn giản nhất là biện pháp chườm nóng tức đem rang muối ăn thật nóng, cho vào khăn chườm ở bụng hoặc dùng 1 kg ngải cứu rang khô, giã ra, đắp vào rốn lúc đang còn nóng. Ngày nay trên thị trường đã có bán túi cao su có thể chứa nước nóng bên trong để bạn có thể áp dụng phương pháp này dễ dàng hơn nữa. Phương pháp này trị chứng đau bụng sau sinh do lạnh gây nên.

Chườm nóng giúp giảm đau bụng sau sinh một cách hiệu quả

Cách 2 : lấy củ cỏ gấu 30g sao cháy, nghiền thành bột, chia ra uống với nước cơm trong ngày.

Cách 3 : đường đỏ nấu với 1-2 quả trứng gà để ăn, chữa đau bụng sau sinh do huyết hư.

Cách 4 : rễ chuối 120g hoặc rễ củ gai 30g sắc với nước uống trong ngày.

Cách 5 : tô mộc 30g nấu với nước và rượu, uống để chữa đau bụng sau sinh do ác lộ ( sản dịch) không ra, bụng đau tức không chịu nổi.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đau bụng sau sinh, chị em hãy áp dụng các phương pháp mà NgonZ đã gợi ý. Nếu tình trạng này vẫn không cải thiện, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và xử lý kịp thời bạn nhé!