Sảy thai sinh hóa là hiện tượng phổ biến của nhiều phụ nữ, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Vậy sảy thai sinh hóa là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Các mẹ cần có cách xử lý và phòng ngừa như thế nào? NgonZ mời bạn tham khảo những thông tin sau.
Được mang thai và làm mẹ là điều hạnh phúc của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Có rất nhiều các trường hợp bị sảy thai, hư thai xảy ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần người phụ nữ.
Một trong những hiện tượng thường gặp nhất là sảy thai sinh hóa. Đây là tình trạng sảy thai sớm trước khi hình thành túi thai trong tử cung người mẹ. Lúc này trứng chỉ mới được tinh trùng thụ tinh thành công.
Dù cảm thấy dấu hiệu mang thai nhưng khi siêu âm thì chưa thể nào nhìn thấy túi thai. Nếu muốn biết chính xác thì chỉ có thể xét nghiệm HCG để đánh giá chính xác tình trạng có thai hay chưa.
1. Sảy thai sinh hóa là gì?
Hiện tượng sảy thai sinh hóa là tình trạng sảy thai sớm trước khi siêu âm thấy hình ảnh túi thai. Do bản thân thai nhi có bất thường hoặc do tử cung của người mẹ.
Vì sảy thai sinh hóa rất sớm nên nhiều người không biết mình mang thai. Hoặc đã phát hiện triệu chứng mang thai nhưng chưa thể siêu âm thấy túi thai.
Ở thời điểm này chưa có cách để tìm ra nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa một cách chính xác.
Tình trạng sảy thai sinh hóa khá thường gặp hiện nay. Ảnh: Internet
2. Nguyên nhân và biện pháp xử lý sảy thai sinh hóa
2.1 Nguyên nhân gây ra sảy thai sinh hóa
Nguyên nhân của sảy thai sinh hóa là do phôi thai cấu tạo không hoàn hảo. Những nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do sự phối hợp giữa các gen không được tốt. Hoặc thiếu một số gen, dẫn tới việc phôi thai bị thoái hóa và tự hủy.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa có thể gặp phải như:
- Phôi thai cấu tạo không hoàn hảo. Do sự phối hợp giữa các gen không được tốt hoặc thiếu một số gen. Dẫn tới việc phôi thai không phát triển được, bị thoái hóa và tự hủy. Trường hợp này, nếu chị em vẫn có thể sinh được con ra đời thì đứa bé cũng dễ bị dị tật.
- Sảy thai sinh hóa do tử cung của chị em không bình thường. Cụ thể nếu tử cung quá hẹp thì trứng sẽ khó phát triển. Hoặc khi phát triển sẽ làm cho tử cung bị sây sát, thậm chí chảy máu.
- Sảy thai do thiếu hormone nên dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai.
- Sảy thai do nhiễm một số bệnh có thể lây truyền từ cơ thể mẹ sang thai nhi. Dẫn đến sảy thai sinh hóa như bệnh giang mai, bệnh sida, chlamydia, Rubella, Toxoplasma, CMV.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa ở phụ nữ. Ảnh: Internet
2.2 Làm gì khi bị sảy thai sinh hóa?
Trong hầu hết các trường hợp sảy thai sinh hóa thì không thể can thiệp vào bằng bất kỳ cách nào. Điều duy nhất bạn có thể làm là có thể giám sát mức độ Beta HCG đảm bảo đi xuống.
Hormone này tự nhiên sẽ giảm khi thai nhi không còn. Tuy việc sảy thai sinh hóa không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó cũng tác động đến tâm lý người phụ nữ (hoang mang, lo lắng, sợ hãi,…). Hãy chia sẻ với người thân yêu để xoa dịu nỗi đau này nhé.
2.3 Cách phòng ngừa thai sinh hóa
Để phòng tránh hiện tượng sảy thai sinh hóa diễn ra một lần nữa khiến các chị em đau lòng. Dưới đây là một số cách giúp quá trình mang thai an toàn hơn mà bạn có thể tham khảo:
- Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, đúng cách trong thời kỳ mang thai. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh mọi tác động không tốt về mặt tâm lý, tình cảm. Cũng như tránh mọi va chạm vào bộ phận bụng dưới, hạn chế giao hợp sau khi vừa sảy thai.

- Trong thời gian 4 tháng đầu mang thai, các chị em nên tránh hết sức việc phẫu thuật vùng bụng. Tuy nhiên, nếu buộc phải phẫu thuật thì trước đó phải tích cực áp dụng các biện pháp giúp an thai.
- Không được làm việc quá sức hay làm việc nặng nhọc và nên chuyển sang một công việc nhẹ nhàng.
- Nếu đã từng bị sảy thai trước đó thì khi có thai lần sau cần phải kiểm tra toàn diện, kỹ càng để làm rõ nguyên nhân gây sảy thai. Nhằm phát hiện những bệnh mãn tính để kịp thời chữa trị.
- Nếu cổ tử cung bị viêm nhiễm thì các chị em phụ nữ cần phải chữa trị cho khỏi hẳn rồi mới nghĩ đến việc có thai trở lại.
- Nếu không tìm ra nguyên nhân gây sảy thai trước đó thì nên bổ sung vitamin E hoặc uống thuốc Đông y theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ thai.
- Nếu thấy hiện tượng ra máu kèm theo đau bụng dưới thì nên đến ngay phòng khám để được chẩn đoán và xử lý. Đồng thời các chị em cần tránh cử động và nghỉ ngơi nhiều hơn vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai.
Với 2 chuyên mục Bà Bầu và Nuôi Con của mình, ngonZ luôn muốn mang đến những gì tốt nhất cho mẹ và bé.
Đến bệnh viện ngay khi có hiện tượng ra máu kèm đau bụng
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh đối với hiện tượng sảy thai sinh hóa. Nắm chắc những điều này sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho lần mang thai kế tiếp. Hãy đồng hành cùng NgonZ để liên tục cập nhật những kiến thức hữu ích bạn nhé!