Được làm mẹ là niềm hạnh phúc không tể tả xiết của mọi chị em phụ nữ. Vậy siêu âm thai tuần thứ 2 có được không? Sự phát triển của thai nhi ở thời điểm này như thế nào? NgonZ sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc này của bạn qua bài viết sau.
Siêu âm thai tuần thứ 2
1. Thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Việc biết chính xác thai nhi 2 tuần đã vào tử cung chưa sẽ giúp những người lần đầu làm mẹ yên tâm hơn. Theo lý thuyết, phải mất từ 7 – 10 ngày sau khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ thì thai mới đi vào tử cung. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần. Thể trạng của mẹ bầu có tốt hay không mới là điều kiện đủ quyết định thời điểm thai vào tử cung.
Vẫn có những trường hợp phải mất từ 12 – 14 ngày để thai tiến vào tử cung của bà bầu. Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng. Nên hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng. Và cách tính này sẽ “xê dịch” từ 1 – 2 tuần.
2. Siêu âm thai tuần thứ 2 có được không?
Một chu kỳ mang thai của phụ nữ sẽ có khoảng 40 tuần tính từ ngày kinh nguyệt cuối cùng. Vì vậy, ở tuần thứ 2 của thai kỳ chính là giai đoạn trứng rụng và chưa có gì bảo đảm bạn có thai.
Siêu âm thai tuần thứ 2 có được không?
Dù trứng đã được thụ tinh thì thời điểm này thai cũng chưa làm tổ trong tử cung của mẹ mà vẫn đang trên đường di chuyển. Chính vì thế, nếu như siêu âm thời điểm này là hơi sớm. Có thể sẽ cho những kết quả không chính xác.
Kích thước thai nhi 2 tuần tuổi chưa thể hiện rõ ràng. Ngay cả khi sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò. Bạn nên đợi thêm khoảng vài tuần nữa. Thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là khoảng tuần thai thứ 7 – 10.
Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi
Vào tuần này, thì em bé trong bụng bạn chỉ bằng cỡ một hạt giống. Hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Trong tuần thứ 2 của thai kỳ, có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành:
- Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, trở thành mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ. Và thậm chí là men răng của em bé.
- Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch máu.
- Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.
Khi mà một tế bào có một chức năng cụ thể, thì nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào sẽ được lập trình ngay từ đầu. Để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể.
Mẹ có thể bị ốm nghén ngay từ tuần thứ 2 của thai kì
Cách nhận biết mang thai hay không ở tuần thứ 2
Khi mang thai, chị em sẽ có cảm giác mình bị chuột rút hay căng cứng cơ ở vùng xương chậu. Thường xuyên cảm giác bị đầy hơi hoặc trung tiện nhiều hơn. Những cơn buồn nôn do ốm nghén sẽ thường xuyên ghé thăm bạn. Đặc biệt là vào buổi sáng.
Ngực căng tức, trở nên đầy đặn hơn. Khi mang thai, cảm giác buồn tiểu cũng trở nên nhiều hơn bình thường. Số lần đi tiểu gia tăng cả về ngày lẫn đêm. Nguyên nhân là do sự gia tăng khối lượng máu. Cũng như áp lực của tử cung xuống bàng quang phía bên dưới.
Tâm lý khi mới mang thai của bà bầu
Hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn,… Đó là những cảm xúc lẫn lộn của những người lần đầu làm mẹ. Niềm vui vỡ hòa, hạnh phúc tột cùng khi que thử thai báo hai vạch. Nhưng xen lẫn vào đó cũng là cảm giác lo sợ, băn khoăn không biết hành trình phía trước sẽ là sao.
Tâm lý bà bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ của người chồng, của cha mẹ và họ hàng xung quanh. Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác háo hức với bản năng làm mẹ.
Mẹ cần chuẩn bị gì?
Để chào đón thiên thần nhỏ theo cách hoàn hảo, không chỉ mẹ mà cả bố cũng phải chủ động và tích cực hơn trong tất cả mọi chuyện. Từ việc ăn uống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu cho đến việc lên kế hoạch hoàn hảo cho việc “yêu”.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề siêu âm thai tuần thứ 2. Cũng như sự phát triển của thai nhi ở thời điểm này. Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm. Chính vì vậy bạn hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý nhé!